Digital Marketing là gì? Và 15 lợi ích khiến các doanh nghiệp phát triển

Digital Marketing là sự kết nối doanh nghiệp với đúng phân khúc khách hàng của mình. Trong thời đại số hóa, chiến lược tốt nhất của doanh nghiệp là kết nối với khách hàng của mình thông qua môi trường internet – nơi họ dành nhiều thời gian nhất trong ngày.

Bên cạnh đó, nền tảng kỹ thuật số với sự phát triển của mình cũng đang chiếm tỷ trọng lớn trong các chiến lược Marketing dài hạn của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, bằng cách này chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.

Digital Marketing là gì

I. Vậy, Digital Marketing là gì?

Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) là quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua các hình thức truyền thông điện tử khác nhau, chủ yếu dựa trên môi trường internet. Digital Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố: sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số, và tương tác với khách hàng.
Khác với tiếp thị truyền thống, nó liên quan đến việc sử dụng các kênh và tổ chức có thể phân tích các chiến dịch tiếp thị theo thời gian thực và thực hiện các bước điều chỉnh cần thiết.
Digital Marketing là giải pháp phù hợp với mọi ngành nghề và chủ doanh nghiệp có thể thấy kết quả nhanh hơn nhiều so với tiếp thị truyền thống. Nhờ Digital Marketing, doanh nghiệp có thể phát triển cơ sở khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn.

II. Digital Marketing gồm những gì?

Digital Marketing có 7 Platfoms chính, bao gồm:
  • Website (nền tảng cốt lõi)
  • Quảng cáo online
  • Social Media
  • Search (SEO và SEM)
  • Email
  • Moblie & Game nhằm hoàn thiện trải nghiệm khách hàng

III. Sự khác biệt giữa Digital Marketing và Online Marketing

Digital Marketing là gì

Tiếp thị trực tuyến (Online Marketing) và tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) là các thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với nhau. Việc phân biệt sự khác nhau có thể giúp các Marketer khá nhiều:
– Chọn kênh chính xác và hỗ trợ hình thành chiến lược tiếp thị tổng thể
– Việc phân biệt cũng giúp phân tích chiến lược hiện tại bằng cách đánh giá loại hình tiếp thị nào, kênh nào đang không hiệu quả, kênh nào sẽ phù hợp với chiến dịch của sản phẩm/ dịch vụ và có mang lại hiệu quả bền vững lâu dài hay không?
  • Digital Marketing (Tiếp thị Kỹ thuật số): thuật ngữ rộng mang tính bao quát
Khi nhắc đến Digital marketing là bạn nói đến việc sử dụng các kênh kỹ thuật số bao gồm thiết bị và nền tảng (không quan tâm chúng có trực tuyến hay không) để xây dựng hoặc quảng bá, truyền tải thông điệp tiếp thị đến người dùng.
Nói cách khác, Digital Marketing không giới hạn trong việc chỉ sử dụng internet, mà Digital Marketing có thể được xem như một thuật ngữ mang tính bao quát hơn vì nó bao gồm rất rộng nhiều kỹ thuật tiếp thị.
Ví dụ: Doanh nghiệp muốn chạy chiến dịch SMS marketing trên điện thoại di động để gửi tới khách hàng các chương trình khuyến mãi sắp tới thì công nghệ được sử dụng để tạo và gửi tin nhắn tự động SMS đến khách hàng (người dùng không cần kết nối Internet).
Bất kỳ các hoạt động dưới dạng nền tảng kỹ thuật số đều có thể coi là Digital Marketing, có thể liệt kê ra vài trường hợp như: Email, E-book, Games, Content, Video, Mobile Marketing, Quảng cáo TV, Digital OOH …v.v…
  • Online Marketing (Tiếp thị Trực tuyến): nhận biết ngay hành động khi tương tác
Online Marketing (Tiếp thị Trực tuyến) còn được gọi là tiếp thị internet là một tập hợp con của Digital Marketing. Các đặc điểm chính của Online Marketing là để có thể thực hiện được thì đòi hỏi kết nối internet.
Ví dụ: nếu chúng ta thực hiện một chiến dịch quảng cáo hiển thị hình ảnh trên một trang web (Display Ads) cho doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó thì chúng ta đang thực hiện một hình thức của Online Marketing.

IV. Lợi ích của Digital Marketing 

Dưới đây là 15 lợi ích mà Digital Marketing sẽ mang lại cho doanh nghiệp cũng như giúp đưa ra quyết định đúng đắn cho chủ doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số .

1. Xây dựng chiến lược với các dữ liệu và phân tích có giá trị  

Với Digital Marketing, nhà quản lý sẽ có thông tin chính xác về số lượng những người đã xem trang web theo thời gian thực. Bằng Google Analytics, Marketer có thể theo dõi số liệu thống kê và thông tin về trang web tiếp thị của mình. Nó sẽ cho bạn biết về:

 • Số lượng người truy cập website của bạn
• Vị trí địa lý của họ
• Giới tính, tuổi tác và sở thích của người truy cập
• Người dùng dành bao nhiêu thời gian trên trang web của bạn
• Nguồn lưu lượng truy cập từ các tiện ích khác nhau
• Tỷ lệ thoát trang web
• Lưu lượng đã thay đổi theo thời gian như thế nào

Bằng cách hiển thị bảng phân tích tất cả thông tin lưu lượng truy cập này, chủ doanh nghiệp sẽ biết nên ưu tiên các kênh tiếp thị nào. Việc phân tích dữ liệu thời gian thực khiến nhà quản lý hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chiến thuật tiếp thị. Với quyền truy cập vào thông tin này, người phụ trách cũng có thể tối ưu hóa ngân sách tiếp thị của mình bằng cách đầu tư vào các chiến dịch tiếp thị hiệu quả.

2. Đo lường chất lượng nội dung

Marketer tạo ra nội dung quảng bá sản phẩm và muốn biết chất lượng của nội dung đó như thế nào? Khách hàng đón nhận ra sao? Vậy hãy bắt đầu quảng cáo nó trên phương tiện truyền thông xã hội. Thông qua Digital Marketing, bạn có thể đo chính xác có bao nhiêu người đã xem nội dung tiếp thị của mình. Sau đó, bạn có thể thu thập chi tiết liên lạc của những người tải xuống bằng cách sử dụng biểu mẫu.

3.Tạo khách hàng tiềm năng

Với Digital Marketing, các Marketer có thể xây dựng nhận thức hay nuôi dưỡng người dùng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó là các bước tạo mối quan hệ tốt hơn cho thương hiệu cùng các chiến lược tiếp thị để thúc đẩy họ sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp.

4. Phân vùng đối tượng khách hàng

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là một trong những yêu cầu tiên quyết trong mọi chiến dịch marketing. Digital Marketing sẽ giúp các chiến dịch nhắm trúng và tiếp cận đối tượng hiệu quả. Tất cả các công cụ tìm kiếm và nền tảng kênh xã hội đều cung cấp những lựa chọn về nhân khẩu học (như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền…), về thói quen mua sắm, sở thích và hành vi cụ thể của hàng triệu người dùng.
Ví dụ: Khi bạn dự định chạy quảng cáo trên Facebook, Facebook sẽ hỏi đối tượng khách hàng bạn muốn tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo này với những chọn lựa tiêu biểu như: địa điểm, tuổi, giới tính, ngôn ngữ, sở thích, hành vi và rất nhiều lựa chọn khác để xác định tệp khách hàng tối đa mà quảng cáo có thể tiệp cận đến.

5. Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

Để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, điều bạn cần làm là làm cho chiến lược tiếp thị của chiến dịch trở nên hấp dẫn.
Lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu cung cấp cơ hội lớn hơn để chuyển đổi. Không giống như các loại quảng cáo khác, Digital Marketing cho phép bạn xây dựng liên kết với khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng và có thể tiếp cận với họ bất cứ lúc nào.
Thay vì cách tiếp thị truyền thống như thực hiện nhiều cuộc gọi dễ gây khó chịu cho khách hàng thì tiếp cận khách hàng thông qua Digital Marketing sẽ là cách thức hiệu quả hơn. Chỉ cần gửi email và để họ mua hàng và tìm hiểu thêm về tổ chức của bạn. Từ các tương tác như vậy, các khách hàng tiềm năng quan trọng có thể được tạo ra, cuối cùng sẽ mang lại sự gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

6. Chi phí hiệu quả hơn so với tiếp thị truyền thống

Digital Marketing cho phép doanh nghiệp chạy các chiến dịch với chi phí thấp so với các kênh quảng cáo tốn kém như truyền hình, đài phát thanh…. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều chỉnh chi phí quảng cáo bất cứ lúc nào.

7. Doanh thu cao hơn

Digital Marketing hiệu quả dẫn tới tỷ lệ chuyển đổi cao do đó, nó sẽ mang lại vô số lợi ích có lợi cho doanh nghiệp về mặt doanh thu:
Vậy quảng cáo thương hiệu của bạn cần đạt:
• Có bố cục tốt cho phép điều hướng dễ dàng
• Sử dụng nền tảng kỹ thuật số để hiểu các hành vi của khách hàng
• Đưa ra ý tưởng phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng
• Sử dụng nhiều kênh tiếp thị kỹ thuật số để thu thập dữ liệu hữu ích
Với kỳ vọng tăng trưởng doanh thu tốt hơn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có cơ hội mở rộng khách hàng của mình thông qua Digital Marketing.

8. ROI cao hơn từ các chiến dịch

Các công ty sử dụng Digital Marketing để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, từ đó sẽ đạt được lợi tức đầu tư (ROI) tối đa cho doanh nghiệp. Với cách làm thương hiệu thông minh hơn và doanh thu tốt hơn, Digital Marketing có thể thu về ROI tốt hơn so với tiếp thị truyền thống.
Với Digital Marketing, quản lý marketing có thể theo dõi và giám sát hiệu quả, cũng như phân tích các kết quả hiện có để thực hiện các biện pháp cần thiết sớm nhất.
Ngoài ra, người phụ trách có thể ghi nhận lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu ổn định để chuyển đổi thành doanh số và khách hàng tiềm năng. Cuối cùng, doanh nghiệp càng gia tăng lưu lượng truy cập thì càng gia tăng ROI.

9. Digital Marketing tạo cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ  

Tầm quan trọng của Digital Marketing ở chỗ nó cho phép bạn cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu lớn và các tập đoàn lớn. Đây cũng là cách để Digital Marketing tạo cơ hội cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp nhỏ. Bởi rất khó để các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh với công ty lớn do ngân sách và nguồn lực hạn chế. Tuy nhiên, với Digital marketing, tất cả là 1 sân chơi công bằng, nó cho phép doanh nghiệp nhỏ hơn duy trì khả năng cạnh tranh với chiến thuật tiếp thị hiệu quả và giá cả phải chăng để các thương hiệu nhỏ có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập.

Các hình thức tiếp thị truyền thống như quảng cáo ấn phẩm rất tốn kém và đòi hỏi ngân sách lớn mới có được vị trí hiệu quả. Tuy nhiên, Digital Marketing có giá cả phải chăng hơn, cho phép doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể thực hiện.

Với Digital Marketing, các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình trên toàn quốc hoặc thậm chí là quốc tế. Nếu doanh nghiệp của bạn không giới hạn ở một địa điểm cụ thể, bạn có thể sử dụng Digital Marketing để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình trên toàn cầu. Điều này cho phép các doanh nghiệp nhỏ tìm đối tượng mới cho các sản phẩm và dịch vụ của họ.

Digital Marketing giúp doanh nghiệp của bạn xuất hiện dễ dàng hơn với một trang web hấp dẫn và giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

10. Khám phá mọi thông tin đối thủ cạnh tranh  

Sử dụng các công cụ của Digital Marketing, người phụ trách Marketing có thể phân tích nhiều thông tin về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó sẽ giúp bạn tận dụng mọi cơ hội có thể trong thời gian ngắn. Bạn có thể thấy những gì họ đang làm để chiếm thế thượng phong và tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn. Do đó, bạn có thể tìm ra các cơ hội tiếp thị và gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

11. Kết quả theo thời gian thực

Không giống như các phương pháp truyền thống, nhà quản lý có thể theo dõi tình trạng của chiến dịch theo thời gian thực. Thông qua tiếp thị trực tuyến, bạn có thể biết về:
• Số lượng khách truy cập vào trang web của bạn
• Sự gia tăng số lượng thuê bao của nó
• Thời gian giao dịch cao điểm
• Tỷ lệ chuyển đổi
• Tăng/ giảm lưu lượng truy cập trang web
• Tỷ lệ thoát
• ….
Qua đó, có thể ra các quyết định cần thiết để để cải thiện kết quả của mình.

12. Cá nhân hoá đến từng khách hàng

Cá nhân hóa là một điểm mạnh của Digital Marketing. Bạn có thể cá nhân hoá lời chào hàng bằng cách xây dựng hồ sơ lịch sử mua hàng và sở thích của khách hàng. Bằng việc theo dõi các trang web và thông tin sản phẩm mà khách hàng tiềm năng truy cập, cũng như hành vi trên trang, bạn có thể xác định mối quan tâm của họ.

13. Ứng dụng mô hình truyền miệng (Word-of-Mouth Concept) 

Truyền miệng là một trong những mô hình mà tất cả những người làm kinh doanh mong muốn. Các kênh xã hội sử dụng chính mô hình này để phát triển, họ cho phép người sử dụng chia sẻ, bình luận và thể hiện sự quan tâm với từng trạng thái của những người dùng khác.
Theo nghiên cứu của AC Nielsen năm 2015, 92% khách hàng tin tưởng lời khuyên từ bạn bè, người quen, và gia đình của họ hơn tất cả mọi loại marketing. Hãy thử tưởng tượng khi bạn chạy một chiến dịch trên Facebook, chỉ có 8 người rất quan tâm và chia sẻ quảng cáo này của bạn nhưng sẽ có những người bạn của 8 người này nhìn thấy quảng cáo của bạn và quan tâm đến vấn đề này. Khi họ quan tâm, họ sẽ tìm hiểu và từ đó, tỷ lệ chuyển đổi của bạn được gia tăng hơn.

14. Dễ dàng và nhanh chóng điều chỉnh chiến lược và chiến thuật marketing

Với các chiến dịch tiếp thị truyền thống như quảng cáo trên TV hoặc báo chí, bạn phải đợi cho đến khi chiến dịch hoàn tất mới có thể xem kết quả. Thậm chí, bạn phải đợi hàng tuần hoặc vài tháng để xác định chiến lược nào đang hoạt động.
Tuy nhiên, Digital Marketing sẽ cho phép bạn xem kết quả thời gian thực của các chiến dịch và điều chỉnh chiến thuật của mình để cải thiện kết quả.
Lợi ích của Digital Marketing là giúp bạn dễ dàng phân tích trang web, xác định xem lượng khách truy cập vào website của mình, xem trang nào họ truy cập nhiều và họ dành thời gian bao lâu cho mỗi trang. Bạn cũng có thể thấy thời gian và lưu lượng truy cập trang web cao nhất cũng như theo dõi tỷ lệ chuyển đổi trên toàn trang web.

15. Digital marketing giúp kết nối với khách hàng sử dụng mobile

Một trong những lợi ích khác của Digital Marketing là nó cho phép bạn kết nối với người tiêu dùng đang tiêu thụ nội dung trên thiết bị di động của họ.Hơn một nửa số người dùng trực tuyến truy cập vào web từ thiết bị di động. Tiếp thị kỹ thuật số có thể giúp bạn tiếp cận mọi người trên thiết bị di động, máy tính bảng và máy tính để bàn.

Hiện nay, Digital Marketing ngày nay càng trở nên quan trọng vì nó gắn liền với quá trình đưa ra quyết định của người tiêu dùng. Đồng thời, Digital Marketing hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng và lại là giải pháp phù hợp với mọi quy mô chiến dịch và doanh nghiệp