NHỮNG SÂN VẬN ĐỘNG TRỐNG TRƠN, STREAMING TRỰC TUYẾN: CORONAVIRUS ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THÔNG NHƯ THẾ NÀO?

Những tác động với nền kinh tế toàn cầu đã của đại dịch COVID-19 đã được thấy rõ. Sự hỗn loạn từ các thị trường và các nước phải có hành đồng cấp thiết để đối phó trong tình trạng này.

Khi các thói quen của người tiêu dùng thay đổi theo diễn biến của dịch bệnh, chi tiêu của cũng sụt giảm theo và tác động sâu rộng đến các ngành truyền thông, thể thao và giải trí.

Dưới đây là 4 cách mà Coronavirus có thể ảnh hưởng đến các ngành này trong những tháng sắp tới.

Doanh thu từ các sự kiện sụt giảm trầm trọng

Các sự kiện bị hoãn hoặc hủy có thể dẫn đến sự sụt giảm doanh thu cho các nhà tổ chức sự kiện, cũng như cho các phương tiện truyền thông phát song hoặc quảng cáo chúng. Các công ty truyền hình cáp phụ thuộc một phần vào quảng cáo, điều đó có nghĩa là bất kỳ sự sụt giảm nào về doanh thu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Ngành công nghiệp thể thao chuyên nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề. Tại Mỹ, Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA) và Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia (NHL) đều đã đình chỉ mùa giải của họ vô thời hạn. Liên đoàn Bóng chày (MLB) và Liên đoàn Bóng đá (MLS) đã trì hoãn hoặc tạm dừng các mùa giải của họ trong 2-4 tuần và các sự kiện trong Giải đấu Hiệp hội những người chơi golf chuyên nghiệp (PGA) đã bị hủy bỏ. Ở châu Âu, nhiều trận bóng đá đang được chơi mà không có khán giả và các liên đoàn đang bắt đầu hành động. Premier League dường như đã sẵn sàng để đình chỉ mùa giải của mình, như Serie A ở Ý và La Liga ở Tây Ban Nha.

Ngoài ra, mùa hè này diễn ra giải bóng đá UEFA, Euro 2020 và Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo, các sự kiện thu hút hàng triệu người trên khắp thế giới. Đây là điều không phải dễ dàng khi thay thế một lịch trình phát sóng dài như vậy. Theo thống đốc Tokyo, nơi sẽ tổ chức Thế vận hội Olympic, cho biết sự kiện này sẽ được tổ chức, và sẽ phải thực hiện một số thay đổi. Tuy nhiên, 3 ngày trước – 24/3/2020, Olympic Tokyo đã chính thức bị hoãn lại và dời sang năm sau do diễn biến phức tạp và khó lường của COVID-19.

Và sự hoãn lại này đã phá vỡ không chỉ hợp đồng phát sóng, mà còn cả các thỏa thuận quảng cáo, thỏa thuận tài trợ và các sự kiện quảng cáo. Theo tờ New York Times, vào năm 1980, khi Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội Moscow, đài truyền hình NBC đã mất 34 triệu đô la mặc dù có bảo hiểm phát sóng.

Chi tiêu bên ngoài giảm

Những lệnh về hạn chế di chuyển và tụ tập đông người được ban bố ra dẫn đến việc chi ít tiền hơn cho các chiến lược truyền thông và quảng cáo nhắm vào người tiêu dùng khi họ không thể ra ngoài.

Nhiều quốc gia đã đưa ra các hạn chế đối với các cuộc tụ họp với số lượng người lớn. Điều này đã dẫn đến việc sụt giảm lượng khách tại các trung tâm giải trí như rạp chiếu phim cũng như tại các nhà hàng và quán bar. Ví dụ, ở Ý, nơi đã chứng kiến ​​hơn 80.000 ca coronavirus được xác nhận, chính phủ đã ra lệnh đóng cửa tất cả các rạp chiếu phim, nhà hát và nhà hàng, hạn chế đi lại và phong tỏa toàn bộ đất nước.

Ước tính rằng COVID-19 có thể gây thiệt hại 5 tỷ đô la cho ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu. Và các nhà sản xuất phim đã hoãn vô thời hạn hoặc rời các lịch phát hành phim của mình trên toàn thế giới, sau khi các chính phủ có lệnh đóng cửa tất cả các rạp chiếu phim.

Thêm vào đó, việc chi tiêu bên ngoài giảm có thể tác động không nhỏ tới thương hiệu đang cố gắng tiếp cận người tiêu dùng thông qua các phương tiện truyền thông ngoài trời như radio hay bảng quảng cáo.

Bảng thể hiện số lượng người dùng Internet bầu chọn sẽ không đến các cửa hàng nếu dịch Corona bùng nổ tại Mỹ theo độ tuổi. Trong đó, cột màu đỏ thể hiện cho các Trung tâm thương mại, cột màu đen là các cửa hàng còn lạị ( nguồn: eMarketer.com)

Chi tiêu trực tuyến tăng

Khi nhiều người ở nhà, các biện pháp tự cách ly và cách ly có thể làm tăng mức chi tiêu trực tuyến. Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng nhiều dịch vụ giải trí như video theo yêu cầu và chơi game.

Tại Trung Quốc, sau khi nước này thực hiện các biện pháp cách ly trên toàn quốc, số lượt tải xuống ứng dụng trung bình hàng tuần trong hai tuần đầu tháng 2 đã tăng 40% so với mức trung bình của cả năm 2019, theo Financial Times. Trong cùng tháng đó, số lượt tải xuống trò chơi hàng tuần trên các thiết bị của Apple đã tăng 80% so với năm 2019. Dữ liệu của Nielsen từ Trung Quốc trong đợt dịch Coronavirus cho thấy phương tiện truyền thông truyền thống cũng nhận được mức tăng tương tác lớn – lượng người xem truyền hình tăng lên sau Tết Nguyên đán, trong khi cung giai đoạn này các năm trước, lượng người xem rất thấp.

Bảng thể hiện số lượt tải về các ứng dụng và giải trí tại Trung Quốc tính đến 20/02/2020 ( nguồn: App Annie)

Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về coronavirus có thể làm tăng mức độ tìm kiếm tin tức, nhưng đối với nhiều công ty tin tức, đây có thể là con dao hai lưỡi. Một mặt, các phương tiện cung cấp thông tin trực tuyến có thể có lợi nếu họ có thể đưa ra những tin tức hữu ích để thuyết phục những người đang cách ly tại nhà trả tiền để truy cập xem những thông tin đó. Mặt khác, các phương tiện truyền thông kiếm tiền từ việc quảng cáo có thể gặp phải những thách thức mới.

Các thương hiệu thường sử dụng các từ khóa để đặt quảng cáo trực tuyến và để tránh các kiểm duyệt, các từ dễ gây hiểu lầm thường bị loại bỏ. Vào tháng 2, coronavirus, đã trở thành từ khóa phổ biến thứ hai trong danh sách chặn cho các nhà phát hành truyền thông, điều đó không những làm cho lợi nhuận không thu được thêm mà còn làm giảm đi tỷ suất truy cập.

Giảm chi phí cho các hoạt động quảng cáo

Các thương hiệu lớn có thể quyết định giảm chi tiêu quảng cáo của họ, dựa trên các vấn đề về chuỗi cung ứng hoặc giảm doanh số ảnh hưởng đến sản phẩm của họ. Ví dụ: hàng hóa đóng gói tiêu dùng hoặc các công ty liên quan đến sản xuất có thể giảm chi tiêu quảng cáo nếu có vấn đề về hàng tồn kho do các ràng buộc trong chuỗi cung ứng của họ, không muốn mạo hiểm với các sản phẩm tiếp thị không có sẵn. Một cuộc khảo sát các thương hiệu ở Trung Quốc vào cuối tháng 2 cho thấy 7% đã ngừng quảng cáo hoàn toàn và 14% chuyển ngân sách của họ từ chi tiêu ngoại tuyến sang trực tuyến. Các nguồn tin trong ngành dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng quảng cáo ở Trung Quốc sẽ giảm từ 7% – dự đoán trước đại dịch – xuống còn 3,9%.

Người tiêu dùng cũng có thể giảm chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu và điều này có thể ảnh hưởng đến cách các thương hiệu phân bổ chi tiêu quảng cáo trên danh mục sản phẩm của họ. Các nhà bán lẻ dự kiến ​​sẽ bị giảm doanh số bán hàng. Theo HBR, các công ty nhanh nhẹn nhất có thể triển khai lại các kênh bán hàng mới để giải quyết những thiếu sót – một công ty làm đẹp ở Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng 200% doanh số hàng năm sau khi thuê những người có ảnh hưởng trực tuyến để đẩy sản phẩm của họ lên mạng.

Sẽ ra sao nếu dịch bệnh vẫn còn kéo dài?

Thật khó để nói những tác động lâu dài của coronavirus sẽ là gì đối với ngành công nghiệp truyền thông bởi vì không ai biết chính xác khi nào mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Mức độ gián đoạn có thể sẽ phụ thuộc vào loại nội dung mà các công ty truyền thông sản xuất và phân phối.

Ví dụ, trong ngành tin tức, nhiều công ty đã sử dụng các sự kiện trực tiếp như một chiến lược đa dạng hóa để bù đắp sự sụt giảm doanh thu từ các ấn phẩm in ấn. Tuy nhiên, nhiều công ty trong số đó có thể không thể kéo dài kinh doanh nếu các sự kiện quy mô lớn bị hủy vô thời hạn.

Các ngành công nghiệp phim ảnh, truyền hình và video chỉ có thể duy trì đầu ra nếu hoạt động về phát hành phim, trình chiếu, quảng cáo của họ được duy trì. Các phim và chương trình được quay ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông phải đối mặt với sự chậm trễ; các nội dung tại chỗ được sản xuất ở Ý đã bị dừng hoàn toàn. Bạn vẫn sẽ đăng ký Netflix nếu không thể thêm các chương trình mới vào kho lưu trữ chứ?

Ngay cả những gã khổng lồ truyền thông cũng không tránh khỏi: các hệ sinh thái của các công ty sử dụng phương tiện truyền thông để thúc đẩy doanh thu cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp của họ cũng sẽ phải đối mặt với sự gián đoạn. Disney đã tuyên bố sẽ đóng cửa tất cả các công viên của mình trên khắp thế giới, cũng như đình chỉ các kế hoạch phát triển của mình cho ít nhất là đến cuối tháng 3. Disney có thể là một trong những nhà sản xuất nội dung nổi tiếng nhất hành tinh, nhưng 34% doanh thu của họ đến từ các công viên và 8% khác từ các sản phẩm tiêu dùng.

Cuối cùng, nếu các sân vận động thể thao buộc phải đóng cửa lâu dài, họ có thể mất sức hấp dẫn với các đài truyền hình. Liệu những cuộc thi đấu còn hấp dẫn nếu không có bầu không khí trực tiếp mà người hâm mộ tạo ra?

Cuối cùng, điều quan trọng nhất đối với ngành truyền thông và giải trí ngay lúc này là giúp làm chậm sự lây lan của virus và thông báo cho mọi người về những gì họ nên làm để giữ an toàn. Nếu may mắn, những gián đoạn này sẽ chỉ là tạm thời. Ngoài ra, ngành công nghiệp này đang trong một tình huống ” dở khóc, dở cười”. Có thể tốt, có thể xấu là điều không ai có thể tiên liệu được.

Theo: weforum.org