PHIM HOẠT HÌNH VÀ PHIM QUẢNG CÁO DẠNG ANIMATION KHÁC BIỆT GÌ?

Người xem có thể dễ dàng thấy sự khác nhau của một bộ phim hoạt hình 2D (như Aladdin hoặc Nàng Tiên Cá) và phim hoạt hình 3D (như Toy Story hay Minions) trong khi những năm gần đây xuất hiện nhiều phim quảng cáo theo mô típ hoạt hình được gọi là animation clip. Vậy có gì khác biệt giữa phim hoạt hình và phim quảng cáo dạng hoạt hình (animation clip) trong khi cùng đều thực hiện bằng hình vẽ kết hợp công nghệ máy tính hiện đại? 

Cả 2 loại đều đòi hỏi kỹ thuật sketch (bản vẽ nháp) có thể vẽ bằng tay trên giấy hoặc vẽ tay trên máy.

TRUYỀN THỐNG

Với phim hoạt hình truyền thống các cảnh đều được vẽ ra với từng khung hình một gọi là frame cho từng cử động nhỏ của nhân vật (dù là nói, cười, đi, đứng, nằm, ngồi…).

Frame-trong-phim-hoat-hinh

Trong khi sản xuất phim quảng cáo dạng hoạt hình chuyển động chỉ cần lên model nhân vật và dùng công cụ để diễn hoạt cho nhân vật.

model-trong-animation-clip

Do đó các cử động của hình ảnh trong phim quảng cáo animation sẽ không sống động và mượt mà bằng phim hoạt hình. Lý do?

Phim quảng cáo mang tính thương mại nên điều quan tâm là thời gian thực hiện và chi phí. Để sản xuất 1 tập phim hoạt hình cần ít nhất 6 tháng đến 1 hoặc 3 năm, và đội ngũ ít nhất từ 30 nhân lực đến hàng trăm nhân lực, làm việc liên tục vì chỉ 1 cảnh chuyển động trong 5s nhiều khi cần đến 50 khung hình. Theo đó, phim hoạt hình đã được cải biên thành dạng phim quảng cáo animation tức là lượt bỏ đi các công đoạn lên khung hình chi tiết mà chủ yếu sử dụng công cụ phần mềm để diễn hoạt cho mô hình nhân vật vừa tiết kiệm thời gian, chi phí để phù hợp với tính thương mại. Vậy câu hỏi đặt ra nếu bạn có đủ thời gian và tiền bạc thì bạn có thể yêu cầu sản xuất 1 phim hoạt hình quảng cáo hay không? Tại sao lại không nhỉ, nhưng cần suy ngẫm cẩn thận vài điểm:

  1. Phim hoạt hình ra đời để phục vụ cho nhu cầu giải trí. Nếu sản phẩm của bạn để phục vụ cho ngành giải trí, để khẳng định đẳng cấp trong ngành giải trí thì hãy đổ tiền vào thực hiện nó
  2. Bạn đã đủ tiền bạc để cho ra đời sản phẩm phim quảng cáo chất lượng nhưng khi phim quảng cáo chất lượng cao ấy được hoàn thành (sau 1/2 năm, sau 1 năm…) thì sản phẩm mà bạn muốn quảng cáo ấy có còn được thị trường đón nhận không.

HIỆN ĐẠI

Với phim hoạt hình hiện đại sử dụng kỹ thuật stop motion: làm mô hình thật cho nhân vật, tạo dáng chuyển động cho mô hình, chụp liên tục các bức ảnh về động tác chuyển động ấy (thay thế cho việc vẽ khung – frame) mang lại nét sinh động cho nhân vật và tiết kiệm thời gian, công sức hơn so với phim hoạt hình truyền thống. Đổi lại, kỹ thuật này đòi hỏi thêm nhân lực có khả năng tạo mô hình nhân vật thật, nhân lực nhiếp ảnh am hiểu về chuyển động, tức là đòi hỏi tay nghề cao hơn nên chi phí cũng sẽ tăng theo.

san-xuat-phim-stop-motion

Vài phim quảng cáo cũng áp dụng kỹ thuật stop motion nhưng liệu có mang lại tác dụng hiệu quả với tư cách một phim quảng cáo hay không là điều cần khảo sát trên diện rộng. Đến hiện tại kỹ thuật stop motion trong phim quảng cáo thường ứng dụng khi chụp người mẫu, ít có sản phẩm nào triển khai theo dạng tạo mô hình nhân vật vì sẽ bị vướng vấn đề tay nghề của nguồn nhân lực sản xuất cho các sản phẩm mang tính thị trường.

TIÊN TIẾN

Với phim hoạt hình tiên tiến bằng công nghệ 3D mọi thứ đều bắt đầu bằng việc tạo hình nhân vật đưa vào môi trường 3D công nghệ cao của các phần mềm chuyên dụng để làm di chuyển nhân vật trong kỹ năng tính toán các thông số (góc nghiêng, góc dịch chuyển, độ nẩy…) tức kết hợp mỹ thuật, công nghệ và điện toán. Đến phim quảng cáo sử dụng công nghệ 3D, cũng giống như phim quảng cáo animation 2D, tạo hình nhân vật sẽ kém chi tiết, chuyển động nhân vật sẽ kém mượt mà và sinh động so với phim hoạt hình.

Vậy doanh nghiệp có thể đặt hàng một phim quảng cáo dạng 3D theo kỹ thuật làm phim hoạt hình? Câu trả lời nằm ở bản thân doanh nghiệp và thị trường mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Đối với một thị trường như Việt Nam thì công nghệ có phải là điều thu hút họ? Hay chính là nội dung chạm được vào cảm xúc người xem mới là chính yếu trong 1 nền văn hoá phương Đông trọng tình?

Thể loại phim hoạt hình, phim quảng cáo dưới dạng 2D bao gồm truyền thống, hiện đại đều đã quen thuộc và thuần thục với đội ngũ Grey Ants vì sản phẩm khá nhiều ấn phẩm trong và ngoài nước. Trong khi phần công nghệ tiên tiến mà Grey Ants đang hướng tới là công nghệ 3D, nào hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Chuyển động trong phim hoạt hình, phim quảng cáo dạng 3D

Ta đã được biết rằng hiệu ứng động trong hoạt hình 2D có nghĩa là phải vẽ rất nhiều. Thế còn với định dạng 3D? Hãy nhìn một mô hình 3D – mô hình này được lập trình với tất cả các khớp nối ảo và có thể được điều khiển dễ dàng để minh họa cho các chuyển động của nhân vật.

chuyen-dong-trong-phim-hoat-hinh-3D

Có thể thấy, mô hình này điều khiển từng vị trí quan trọng trong cơ thể nhân vật. Nhưng nó chỉ giải thích cách di chuyển các mô hình nhân vật chứ không phải là tất cả. Ở đây, định dạng 3D trở nên phức tạp hơn. Nhìn vào hình bạn sẽ thấy thứ gọi là trình soạn thảo đồ thị.

chuyen-dong-trong-phim-hoat-hinh-3D

Bây giờ, bạn có thể có thể thấy sự phức tạp trên hình, nhưng nó cần thiết cho việc điều khiển. Những chi tiết trong hình tương ứng với mỗi một bộ điều khiển trong một hệ thống 3 trục (3D).

Tiếp theo, ví dụ muốn cho một nhân vật giơ tay ra. Nhà làm phim điều khiển chương trình để bàn tay nằm ở vị trí nhất định tại một thời điểm nhất định – gọi là một khóa hình chính (keyframe). Sau đó, họ có 10 khung hình tiếp nối nhau theo thời gian và di chuyển bàn tay lên. Hệ thống máy tính tự suy ra sự khác biệt giữa các keyframe và tạo ra sự chuyển động. Quá trình này sẽ được lặp lại cho mỗi keyframe và được tinh chỉnh trong nhiều giờ. Sau rất nhiều chuyển động, trình biên tập đồ thị sẽ giống như trong hình trên. Và nhà làm phim hoạt hình 3D sẽ nhìn vào đó, giống như người làm phim hoạt hình 2D nhìn vào bản vẽ của họ.

Tốc độ khung hình trong phim hoạt hình, phim quảng cáo 3D

Một sự khác biệt nữa giữa 2D và 3D là tốc độ của các khung hình được quyết định bởi sự chuyển động. Trong điện ảnh chúng ta biết đến 24 khung hình mỗi giây. Hoạt hình 2D cũng có nghĩa là một bản vẽ mỗi khung hình, 24 khung một giây. Nó tốn khá nhiều công sức nhưng khi không có chuyển động nhanh hay lớn thì có thể sử dụng 1 bản vẽ cho 2 khung hình. Vậy là có 12 bản vẽ cho mỗi giây. Khi nhân vật đứng yên có thể lên 3 đến 4 khung hình mỗi bản vẽ. Ta dễ thấy điều này trong hoạt hình Nhật Bản. Đôi khi họ giữ các bản vẽ tương tự nhau cho nhiều khung hình.

Định dạng 3D thì không thực sự hoạt động như thế. Khi một nhân vật 3D hoàn toàn không di chuyển – ngay cả chỉ trong 1 khung hình – thì trông nó không chân thực và giống như ‘chết’. Điều này làm cho nó khó khăn để giữ chuyển động trong phim hoạt hình 3D. Khái niệm “giữ chuyển động” được sử dụng khi cần nhân vật không làm gì cả nhưng vẫn cảm thấy như đang ‘sống’, nghĩa là luôn phải giữ cho các nhân vật di chuyển.

Hi vọng những thông tin hữu ích trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về phim quảng cáo hoạt hình 2D và 3D. Nếu đang có ý định làm phim quảng cáo định dạng animation, công ty có thể cân nhắc giữa 2 loại trên tùy thuộc mục đích, nhu cầu và ngân sách cho phép. Đừng bỏ qua sự tư vấn của công ty sản xuất phim quảng cáo chuyên nghiệp nhé.